Đeo tai nghe trở thành thói quen phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên nếu lạm dụng, bạn sẽ gặp phải những tình trạng như nhức đầu, ù tai, đau tai khi đeo tai nghe. Để rõ hơn về vấn đề này và cách khắc phục, cùng tham khảo tiếp nhé!
Đau tai khi đeo tai nghe
Âm thanh truyền vào tai con người bằng cách nào?
Đầu tiên sóng âm sẽ truyền vào vành tai sau đó truyền vào trong tai, tiếp theo đi qua ống tai, vào đến màng nhĩ kích thích các xương ở tai giữa, sau âm thanh được đưa vào ốc tai và cuối cùng truyền đến não.
Hậu quả của đau tai khi đeo tai nghe
Đeo tai nghe sẽ bịt kín lỗ tai
Để nghe được âm thanh rõ ràng với chất lượng tốt nhất, bạn phải bịt kín ống tai. Điều này làm cho không khí khó lưu thông dẫn đến xuất hiện nhiều ráy tai, gây viêm nhiễm nấm, nặng hơn có thể gây mất thính giác.
Gây bệnh viêm tai ngoài
Vùng da xung quanh ống tai của bạn sẽ bị bào mòn dần và về sau tạo ra 1 loại chất lỏng chảy ngược vào bên trong tai. Thường thì tình trạng này xảy ra phổ biến với những người thường xuyên đi bơi tuy nhiên nếu bạn sử dụng tai nghe quá lâu thì cũng có thể bị.
Nghiêm trọng hơn nếu bạn sử dụng tai nghe có nút tai không vừa thì sẽ gây áp lực lên vùng da bên trong ống tai khiến cho da bên trong mòn dần và dẫn tới hoại tử.
Bệnh viêm tai ngoài do đeo tai nghe quá lâu
Dễ gây nhiễm trùng
Bạn sử dụng tai nghe không đúng cách rất dễ bị nhiễm trùng tai hoặc mắc phải các bệnh về tai. Nếu bạn sử dụng tai nghe thường xuyên mà không vệ sinh thì tai nghe dễ bị ẩm mốc, bụi bẩn tích tụ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm phát sinh trong ống tai và gây ra viêm nhiễm.
Hậu quả gây ảnh hưởng đến màng nhĩ
Trong ốc tai của mỗi người sẽ có nhiều tế bào thính giác chịu trách nhiệm nghe các tần số khác nhau. Nếu bạn mở nhạc ở âm lượng quá lớn trong suốt thời gian dài thì các tế bào này sẽ bị kích thích liên tục, dẫn đến thính giác bị mệt mỏi và hậu quả ảnh hưởng đến màng nhĩ, có thể dẫn đến hệ thần kinh trung ương.
Nặng hơn còn có thể làm mất thính lực tạm thời. Đây chính là cơ chế tự bảo vệ của tai dựa vào những sợi lông bé li ti bên trong màng nhĩ khi bị tổn thương sẽ tiết ra chất làm giảm độ phân giải của âm thanh.
Gây ra suy giảm thính giác
Nhiều tế bào thần kinh nằm trong ốc tai khi phải làm việc thường xuyên, quá sức sẽ gây ra suy giảm thính lực hoặc điếc. Hằng ngày trong suốt thời gian dài từ 2h đồng hồ trở lên nếu bạn nghe nhạc với cường độ 85 – 90dB sẽ rất dễ bị hiện tượng này.
Khi bạn quá lạm dụng tai nghe sẽ không cảm thấy giảm thính lực ngay mà phải sau 1 thời gian dài mới nhận ra. Vì các tế bào thần kinh thính giác ở tần số cao sẽ bị ảnh hưởng trước rồi mới đến các tần số trung bình và thấp.
Để giảm thiểu tình trạng đau tai khi đeo tai nghe, Shokz cho ra đời sản phẩm OpenRun pro mẫu tai nghe truyền âm qua xương. Thiết kế tai nghe hở tai giúp giảm tình trạng tai bị bịt kín, không khí dễ dàng lưu thông. Tai nghe bluetooth nhỏ gọn dễ dàng sử dụng, dễ dàng tháo ra để vệ sinh. Sử dụng công nghệ truyền âm qua xương, dựa vào độ rung của xương hàm trên để tạo sóng âm, không tiếp xúc với ống tai không gây các bệnh viêm tai ngoài.
Tai nghe OpenRun pro
Tổng kết
Bài viết trên đã nói rõ hậu quả của đau tai khi đeo tai nghe. Giúp bạn ý thức được ᴠiệc bảo ᴠệ tai của mình là quan trọng, đồng thời gợi ý cho bạn sản phẩm tai nghe đảm bảo chất lượng, cùng ᴠới ᴠiệc tai nghe được sử dụng dễ dàng để bảo ᴠệ tai của bạn. Chúc bạn có những trải nghiệm nghe nhạc thoải mái nhất ᴠới tai nghe của mình.