Điện Thoại

Nguyên nhân điện thoại android bị giật lag và cách khắc phục hiệu quả

single image

Giật, lag là tình trạng mà điện thoại android thường xuyên gặp phải, làm ảnh hưởng đến trải nghiệm dùng điện thoại của bạn. Có rất nhiều nguyên nhân làm điện thoại android bị giật lag nhưng chủ yếu là do cấu hình máy thấp, dung lượng bộ nhớ bị đầy,… Cùng tìm hiểu cụ thể hơn những nguyên nhân điện thoại bị lag và cách khắc phục sao cho hiệu quả ở bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điện thoại android bị giật lag

Điện thoại android bị giật màn hình

Để khắc phục hiệu quả tình trạng lag màn hình, người dùng cần nhận biết các dấu hiệu và có hướng khắc phục phù hợp. Nếu màn hình điện thoại của bạn bị lag, màn hình thường không phản hồi, phản hồi chậm và rất dễ bị đơ trong các thao tác nhanh. Đây là tình trạng mà rất nhiều người dùng gặp phải sau một thời gian sử dụng điện thoại. 

Trong quá trình chơi game, màn hình điện thoại bị đơ và điện thoại bị giật làm gián đoạn trò chơi. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bình thường, màn hình sẽ nhấp nháy và tắt đột ngột. Đây chính là một số dấu hiệu phổ biến gây ra hiện tượng lag màn hình Android, bạn cần lưu ý để tìm ra cách tối ưu hiệu quả và nhanh nhất cho điện thoại của mình.

Dữ liệu trên nền đầy

Nguyên nhân phổ biến của việc sử dụng bộ nhớ và dẫn đến độ trễ là do các ứng dụng lưu trữ dữ liệu nền và cookie trong thời gian dài làm việc liên tục. Công việc của ứng dụng là thu thập dữ liệu, vì vậy sau một thời gian sử dụng, nó sẽ tích lũy dữ liệu. Điện thoại của bạn có thể chứa nhiều ứng dụng nền vì vậy khi tổng hợp dữ liệu khiến bộ nhớ điện thoại bị đầy dẫn đến tình trạng đơ, giật máy.

Dữ liệu nền bị đầy là nguyên nhân dẫn đến điện thoại android bị giật lag

Dữ liệu nền bị đầy là nguyên nhân dẫn đến điện thoại android bị giật lag

Cách khắc phục điện thoại android không bị giật lag hiệu quả

Sau khi tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng chậm trễ, người dùng sẽ áp dụng các giải pháp để khắc phục. Đối với điện thoại có bộ nhớ đầy, hãy chuyển đến cài đặt và truy cập danh sách ứng dụng. Tại đây, bạn có thể kiểm tra tất cả các ứng dụng của mình và xác định ứng dụng nào không cần thiết hoặc ít được sử dụng nhưng bạn không muốn gỡ cài đặt thì chỉ việc bấm vào ứng dụng có dữ liệu lớn để chọn Xóa dữ liệu và Xóa bộ nhớ cache. Khi bạn thực hiện hai thao tác này, điện thoại của bạn đã xóa thông tin và ứng dụng được lưu trong nền cùng bộ nhớ. Tuy nhiên, tình trạng chậm trễ vẫn có thể xảy ra, vì vậy bạn có thể cài đặt phần mềm hỗ trợ để dọn dẹp bộ nhớ và tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị.

Ngoài việc xóa các ứng dụng và dữ liệu không cần thiết, bạn cũng có thể khởi động lại thiết bị của mình về trạng thái ban đầu khi không có ứng dụng nào được cài đặt. Điều này có thể giúp bạn xóa dung lượng bộ nhớ một cách nhanh chóng và dễ dàng, nhưng nó có thể dẫn đến nguy cơ mất dữ liệu quan trọng. Khi chọn giải pháp này, bạn nên sao lưu dữ liệu của mình trước khi khởi động lại.

vivo V23 5G là dòng smartphone có hiệu năng mạnh, tránh hiện tượng giật lag

vivo V23 5G là dòng smartphone có hiệu năng mạnh, tránh hiện tượng giật lag

Để đáp ứng nhu cầu làm việc và giải trí hiệu quả, bạn nên chọn một chiếc điện thoại có thông số kỹ thuật cực cao và hiệu năng mạnh mẽ. vivo V23 5G là một sự lựa chọn hoàn hảo, với hiệu năng vượt trội, những nâng cấp và cải tiến so với phiên bản trước. Nhà sản xuất đã rất ưu ái trang bị cho vivo V23 5G bộ vi xử lý MediaTek Dimensity 920, không chỉ giúp cải thiện tốc độ chạy mượt mà mà còn tiết kiệm điện năng đáng kể. Ngoài ra, điện thoại còn hỗ trợ công nghệ RAM Mở Rộng 2.0 cho phép phân bổ 4GB ROM sang 8GB RAM để giảm thiểu tình trạng giật lag.

vivo V23 5G sở hữu công nghệ RAM Mở Rộng 2.0

vivo V23 5G sở hữu công nghệ RAM Mở Rộng 2.0

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân cũng như cách khắc phục smartphone android bị giật lag. Hy vọng qua những thủ thuật trên đây, máy của bạn sẽ bớt lag và trải nghiệm hiệu quả hơn.

You may like