Game thủ băn khoăn không biết nên mua màn hình chơi game hiệu nào. Do hiện nay có nhiều sản phẩm với nhiều tính năng đến từ các thương hiệu khác nhau.
Vậy chọn mua màn hình chơi game có khó không? Trước tiên chúng ta cần tham khảo các tiêu chí để lựa chọn một màn hình chơi game đúng chuẩn nhé!
Tiêu chuẩn nào để chọn mua màn hình chơi game?
Kích thước màn hình càng lớn càng tốt?
Đúng là màn hình lớn xem rất mát mắt, nhưng với những game thủ tiếp xúc với màn hình thường xuyên thì chắc hẳn sẽ hiểu nếu màn hình quá lớn, bạn sẽ rất khó quan sát.
Đối với màn hình chơi game thì kích thước từ 24 đến 27 inch là tối ưu nhất. Hơn nữa dòng này cũng rất phổ biến và giá cả cũng tương đối hợp lý.
Loại màn hình
Màn hình máy tính tốt và phổ biến hiện nay chính là màn hình LCD sử dụng công nghệ LED hiện đại. Nhờ công nghệ này mà màn hình có độ mỏng tinh tế, tiết kiệm điện tối ưu đồng thời cung cấp cho người dùng được ánh sáng nền lý tưởng. Cách để bạn phân biệt màn hình LCD thường và LCD có sử dụng LED là màn LCD thường chỉ nhìn được thẳng, các góc sẽ bị tối khi bạn nhìn bị nghiêng. Bạn sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt khi đặt 2 loại màn hình này cạnh nhau, màn hình LED sẽ mỏng, sáng, rõ, màu sắc chuẩn và tương phản rõ hơn, xem được các góc cạnh.
Độ phân giải màn hình
Độ phân giải được tính bằng pixel giúp cho biết số điểm ảnh hiển thị trên màn hình. Nếu màn hình máy tính có độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel, bạn có thể hiểu màn hình có thể hiển thị được 1.920 điểm ảnh theo bề ngang và 1.080 điểm ảnh theo chiều dọc. Độ phân giải càng cao sẽ giúp hình ảnh được trình chiếu mịn màng và hình ảnh sẽ sắc nét hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đòi hỏi cấu hình máy phải cao tương xứng mới đảm bảo sự mượt mà trong trải nghiệm.
Vì vậy lời khuyên cho bạn là nên đảm bảo máy bạn đủ khả năng đạt được ít nhất là 60 khung/hình giây ở độ phân giải gốc của màn hình.
Các độ phân giải màn hình phổ biến hiện nay là Full HD (1080p), HD (720p) và UHD (2160p – 4K), QHD (1440p – 2K).
Tỉ lệ màn hình
Nếu như trước đây tỉ lệ màn hình phổ biến và tương thích với tất cả các trò chơi chỉ là 16:9. Hiện nay có thêm tỉ lệ 21:9 cũng được các nhà sản xuất áp dụng nhiều. Tuy không tương thích tuyệt đối như 16:9 nhưng phần lớn các game bom tấn mới ra như Star Wars Battlefront hay Fallout 4 đều hỗ trợ được tỉ lệ này.
Và theo các game thủ thì tỉ lệ 16:9 vẫn sẽ là lựa chọn an toàn nhất dù chơi bất kỳ trò chơi nào. Tuy nhiên nếu muốn trải nghiệm cảm giác màn hình siêu rộng như phim khi chơi game thì hãy nghĩ chọn tỉ lệ 21:9.
Công nghệ tấm nền (Panel technology)
Twisted Nematic (TN): Ưu điểm của tấm nền TN là tốc độ đáp ứng nhanh 1ms và tần số quét cao nên được các game thủ e-sport lựa nhiều. Tuy nhiên khi đổi góc nhìn tấm nền TN sẽ lộ khuyết điểm là hiển thị hình ảnh bị mờ, màu bị biến đổi.
Vertical Aligment (VA): Tấm nền VA cũng khá phổ biến hiện nay, có góc nhìn rộng hơn TN, màu sắc hiển thị tốt hơn, độ đen chân thực hơn cả tấm nền IPS.
In-Plane Switching (IPS): Đây được xem là tấm nền phổ biến nhất hiện nay trên các màn hình phân khúc trung và cao cấp. Tấm nền IPS cung cấp màu sắc chân thực, độ tương phản cao, góc nhìn rộng lên đến 178 độ mà không làm đổi màu hình ảnh. Tuy nhiên về độ đen của màn hình thì không được bằng các tấm nền khác.
Tốc độ đáp ứng của màn hình
Đối với màn màn hình chơi game thì đòi hỏi tốc độ đáp ứng màn hình rất cao, tối thiểu là 5ms và thậm chí là 1ms. Tuy nhiên việc lựa chọn tốc độ đáp ứng màn hình nhanh hãy chậm đều có cái giá của nó và bắt buộc các game thủ phải chịu đánh đổi.
Thông thường các màn hình dùng công nghệ IPS và VA sẽ có tốc độ đáp ứng là 5ms. Đây cũng được xem là con số chấp nhận được để hạn chế hiện tượng bóng ma của màn hình khi chơi game. Còn nếu bạn muốn đạt được tốc độ phản hồi điểm ảnh 1 ms thì cách duy nhất là chọn màn hình sử dụng tấm nền TN. Và dĩ nhiên bạn sẽ phải chấp nhận những hạn chế cố hữu của công nghệ TN như màu sắc nhạt hơn, góc nhìn kém hơn IPS và VA.
Tần số quét (refresh rate)
Tần số quét là số lần màn hình quét hình ảnh trong mỗi giây (ms). Vậy tần số 60 Hz có nghĩa là mỗi giây màn hình quét và làm mới hình ảnh 60 lần. Đối với màn hình chơi game thì tần số quét càng cao càng tốt. Tuy nhiên, dù tần số quét của bạn có cao đến mức nào nhưng tốc độ khung hình của tín hiệu mới chính là yếu tố quyết định. Do đó, để có thể tận dụng được tần số quét cao, bạn phải có máy đủ mạnh để xuất ra tốc độ khung hình tương ứng.
Kiểm tra điểm chết
Điểm chết là điểm hiển thị màu sắc khác thường so với những điểm xung quanh và cũng là nỗi ám ảnh của người dùng khi sử dụng các thiết bị này.
Để nhận biết điểm ảnh chết trên màn hình là chiếu 1 hình ảnh màu đen hoàn toàn và quan sát những điểm ảnh có màu khác hiện ra. Điều này sẽ gây khó chịu cho người dùng khi sử dụng. Tuy nhiên với công nghệ màn hình LCD tiên tiến như hiện nay, thì hiện tượng điểm chết đã được cải thiện rõ rệt.
Những tính năng hỗ trợ game thủ
Đây sẽ là những tiêu chí khiến các game thủ phân vân khi quyết định nên mua màn hình chơi game hiệu nào. Hiện nay có các công nghệ tích hợp cho màn hình như V-Sync, G-Sync hay Free Sync hỗ trợ cho việc chơi game của người dùng được chân thật, sống động và mượt mà hơn. Nhiều loại màn hình LCD hiện đại còn được kèm theo những tính năng phụ hấp dẫn như tích hợp cổng USB, webcam, loa stereo… nhằm bổ sung tính đa dụng.
Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn mẫu màn hình chơi game phù hợp cho mình.
Nên mua màn hình chơi game hiệu nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng màn hình chơi game chất lượng. Dưới đây là một số sản phẩm tiêu biểu được kể đến, các bạn có thể tham khảo.
- Kích thước: 35 inch, cong
- Độ phân giải: 3440 x 1440
- Tấm nền: VA
- Tốc độ đáp ứng: 4ms
- Tần số quét: 100Hz
- Độ tương phản: 100,000,000:1
- Độ sáng: 300 nit
- Công nghệ: NVIDIA G-Sync
- Kích thước màn hình: 27 inch, phẳng
- Độ phân giải: FullHD 1920×1080.
- Độ tương phản: 1000:1
- Tấm nền: Twisted Nematic Film (TN).
- Tốc độ quét : 144Hz, tối đa 170Hz.
- Độ sáng: 300 cd/m2.
- Tốc độ đáp ứng: 1ms GTG.
- Màu sắc hiển thị: 16.7 triệu màu.
- Công nghệ đồng bộ: NVIDIA G-SYNC™.
Kết luận
Trên đây chúng ta vừa tham khảo những tiêu chí lựa chọn màn hình chơi game và điểm qua các mẫu màn hình chơi game của Acer. Các bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm gaming khác của Acer để biết nên mua màn hình chơi game hiệu nào nhé!